Đóng
GIỜ MỞ CỬA

Thứ 2 đến thứ 7 : 8h00 – 17h30

ĐỊA CHỈ

Văn phòng: 16 Đường D18, Phường Phước Long B, Tp. Thủ Đức, Tp. HCM


Google Maps

Dự án

Lặp đặt hệ thống nước sinh hoạt

 – Nước thì không thể thiếu với cuộc sống mọi người. Việc quy hoạch cấp nước đòi hỏi tính kỹ thuật cao, nhất là luôn đảm bảo mọi người có đủ nước sinh hoạt tại mọi thời điểm.
 – Và rủi ro mất nước từ nhà cung cấp thì vẫn có nước để mọi người sử dụng, ít nhất là trong 1 ngày đêm.

lap-dat-he-thong-nuoc_v2

Thời gian này để nhà cung cấp khắc phụt tình trạng sự cố,  ta nên sử dụng thêm bồn nước dự trữ dưới tầng hầm hoặc trên mái nhà.
 – Các tiêu chuẩn áp dụng như: 

   + TCVN 4513 – 1988: Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế.
    + Tiêu chuẩn TCXD 3989-1985:  Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng cấp nước và thoát nước – Mạng lưới bên ngoài – Bản vẽ thi công.
   + Tiêu chuẩn TCXDVN 33-2006 Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình –Tiêu chuẩn thiết kế. ví dụ như:

  • – Cho một người nhân viên bảo vệ : 200 l/người-ngày đêm.
  • – Cho một người nhân viên phục vụ : 50 l/người-ngày đêm.
  • – Cho một người nhân viên văn phòng : 30 l/người-ngày đêm.
  • – Cho một người khách siêu thị cafe : 7 l/người.
  • – Cho một người khách ăn uống : 25 l/người.
  • – Cho một người khách siêu thị : 5 l/người.
  • – Nước dùng cho sân đường, cây xanh : 1,5 l/m².

+ Tính chọn đồng hồ nước (1):
– Dựa vào bảng 6 – TCVN 4513:1988.
– Trong đó chọn Q ngày đêm = 404 khối/ngày đêm = 17 khối/ giờ.
– Chọn đồng hồ đo nước loại tuốc bin trục ngang cở đồng hồ 80 (từ 45 – 500 Khối/ngày).

+Tính toán bể nước mái (4):
– Nhu cầu sử dụng nước trong một giờ :Qh = 404/24 = 17 m³/h.
=> Dung tich điều hòa bể nước mái :Wbc = 0,3x Qngày/đêm = 0,3 x 404 = 121,2 m³.
=> Chọn bể nước mái cho sinh hoạt là: 120 m³ (chia làm 2 bể, mỗi bể 60 m³). Ngoài ra trên mái nhà còn có thêm bồn nước cứu hỏa được lắp đặt riêng tách biệt với bồn nước mái, chúng ta sẻ thảo luận sau trong bài viết bồn nước cho phòng cháy chữa cháy.

+Tính toán bơm Nước (3): Lưu Lượng Qb, Cột Áp Và Đường Kính Đường Ống
Tính toán bơm chính bơm nước từ bể nước ngầm lên bể mái:
=> Theo các thông số tính toán như trên ta chọn: Qb = 60 m³/h
=> Đường kính ống hút: Lưu lượng 60 m³/h ,vận tốc 2 m/s. Chọn 2 ống hút có đường kính DN100 .
=> Đường kính ống đẩy: Lưu lượng 60 m³/h , vận tốc 3 m/s. Chọn đường kính ống đẩy DN100 .
– Chọn công suất bơm, cột áp xem thêm tại: Tính Toán Máy Bơm Nước – Ống Nước
– Thường chọn 3 bơm (2 bơm chạy và một dự phòng), nhận tín hiệu thiếu nước từ tầng mái và tác động đến tín hiệu bơm tầng hầm, làm đóng mạch contactor cấp điện cho máy bơm hoạt động. Khi nước đạt được mức độ giá trị cài đặt sẳn thì ngắt tìn hiệu điện cho cuộn dây contactor và dừng bơm.

+Tính toán bơm tăng áp- bình điều áp- hộ sử dụng (5), (6), (7):
i. Do hộ sử dụng (7): đặt gần trên tầng mái nhà, gần với bồn nước nên áp lực không đạt yêu cầu thiết kế ít nhất áp lực đạt 1,5 bar tương đương 15 mét cao. Tức là từ đỉnh mái xuống 15 mét (3 tầng) thì phải thiết kế thêm bơm tăng áp và bồn điều áp cho bơm tăng áp.
j. Bơm tăng áp (5): duy trì áp lực đạt trung bình 2 bar ở tầng mái gần hộ sử dụng nhất. => chọn bơm có cột áp 35 mét . lưu lượng chọn theo số hộ sử dụng nước trong 15 mét tính theo tầng từ mái nhà đặt bồn nước mái xuống. Chọn 2 bơm (1 chạy, 1 dự phòng).
– Bơm tăng áp dùng biến tần điều khiển theo áp lực nước cài đặt bằng cảm biến áp lực cho tín hiệu analog, luôn duy trì áp lực ở đầu ra là 1,5 -> 2 bar.